Bản tin số 5 - Tháng 3/2022

Aus4Transport: Mối quan hệ đối tác bền chặt và tiếp tục tiến lên phía trước

CHI TIẾT

Khởi công Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc


CHI TIẾT

Phát triển cơ sở hạ tầng bền vững: con đường dành cho Việt Nam


CHI TIẾT

Aus4Transport kỷ niệm 4 năm hoạt động, nhìn lại những thách thức và thành công


Thêm một năm trôi qua Chương trình Aus4Transport tự hào kỷ niệm 4 năm hoạt động, và cũng là thời điểm tuyệt vời để Chương trình nhìn lại những tiến bộ và thành tựu tổng quát đã đạt được cho đến nay, đặc biệt là trong những tháng vừa qua.
Mặc dù trải qua một năm đầy thử thách, khi mà Chương trình Aus4Transport cũng như rất nhiều các chương trình khác đã phải vất vả đối mặt với những ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, tất cả các bên đối tác của Chương trình cũng đã nỗ lực rất nhiều để khắc phục những hạn chế và tìm ra các cách thức sáng tạo để tiếp tục tiến về phía trước. Chương trình hiện đang triển khai 14 dự án, 7 dự án khác đang trong giai đoạn chuẩn bị và sẽ sớm trình để phê duyệt.

Đội ngũ Aus4Transport đã và đang triển khai hoạt động hết công suất, hợp tác chặt chẽ với đối tác và các bên liên quan để đưa Chương trình theo kịp kế hoạch đề ra cũng như hoàn thành mọi kế hoạch làm việc ở tất cả các dự án trong Chương trình. Aus4Transport xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các chuyên gia tư vấn đã và vẫn luôn tiếp tục nỗ lực hàng ngày để giúp cho các dự án trở thành hiện thực!

XEM THÊM

Khởi công xây dựng Dự án Kết nối Giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc



Đáp ứng sự mong chờ, ngày 27/12/2021 Lễ khởi công “Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (NMPTCP) đã được tổ chức. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) và các cán bộ Bộ GTVT.

Việc khởi công xây dựng là điểm mốc đánh dấu đặc biệt quan trọng đối với một Dự án đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt là những thách thức do COVID-19 gây ra, do những hạn chế hoạt động, tiến độ Dự án đã bị chậm đáng kể. Dự án NMPTCP là một trong những dự án cơ sở hạ tầng giao thông được ưu tiên vì nó sẽ đảm bảo kết nối mạnh mẽ và chắc chắn hơn giữa các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Dự án nhằm giảm chi phí vận tải hàng hóa và hành khách, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, tăng cường liên kết giữa các tỉnh và khu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế và xóa giảm đói nghèo.

Chương trình Aus4Transport đang cấp vốn và hỗ trợ lập Thiết kế kỹ thuật và Hồ sơ thầu cho 11 gói thầu xây dựng của Dự án. 

XEM THÊM

Hỗ trợ Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam thông qua ba dự án cụ thể


Bộ Ngoại giao và Thương Mại Úc (DFAT) thông qua Chương trình Aus4Transport đã và đang tài trợ ba dự án cụ thể để hỗ trợ Bộ GTVT trong quá trình số hóa phù hợp với Chương trình Chính phủ số của Việt Nam.

Aus4Transport hợp tác cùng Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt và Cục Đường thủy nội địa xây dựng các nền tảng web mở cho phép Bộ GTVT, các ban ngành và đối tác liên quan thu thập và quản lý các dữ liệu về hạ tầng giao thông cùng với các dự án đầu tư một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, hỗ trợ cho việc quản lý và vận hành cũng như thu hút thêm nguồn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Dự án “Hệ thống quản lý đầu tư xây dựng ngành GTVT (TPMIS)” do Aus4Transport và Cục quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (TCQM) trực thuộc Bộ GTVT đồng quản lý đang tiến gần đến hoàn thành giai đoạn phát triển và thử nghiệm thí điểm hệ thống, trong khi hai dự án còn lại “Hệ thống thông tin quản lý tích hợp hỗ trợ cải thiện giao thông đường thủy nội địa (IW-MIS)” và “Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt (VNRA-MIS)” vừa được phê duyệt cuối năm 2021, đang trong giai đoạn triển khai đầu.

Cả ba dự án đều đạt được tiến độ đáng ghi nhận mặc cho những thách thức và trở ngại do các biện pháp hạn chế liên quan đến Đại dịch Covid-19.


XEM THÊM

Chuyển đổi cơ sở hạ tầng giao thông giúp giảm thiểu tác động lên môi trường ở Việt Nam


ở Việt Nam, phát thải CO2 từ giao thông hàng năm khoảng 30 triệu tấn, trong đó vận tải đường bộ chiếm 85%, vận tải đường thủy nội địa và ven biển chiếm 10%, vận tải hàng không 5%. Những con số này được dự đoán sẽ tăng nhanh do sự phát triển và mở rộng của mạng lưới giao thông sẽ khiến đất nước đứng trước nhiều nguy cơ cao hơn về tác động môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, dẫn đến biến đổi khí hậu và gia tăng tần suất thiên tai. Tuy nhiên, một thiết kế phù hợp có thể giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực đó và ngăn ngừa những hiểm họa thiên nhiên có thể dự báo trước.
Aus4Transport, một sáng kiến của Chính phủ Úc nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành GTVT của Việt Nam, hiện đang hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xem xét và giải quyết tốt hơn các tác động xã hội và môi trường trước, trong và sau quá trình thực hiện dự án. Cụ thể, thông qua dự án “Đánh giá Lợi ích và chi phí về Môi trường và Xã hội trong các Dự án hạ tầng Giao thông (ESIA)”, Chương trình đang xây dựng ba bộ Tiêu chuẩn ngành (TCCS) cho ba chuyên ngành GTVT: đường bộ, đường thủy nội địa và đường sắt, trong đó sẽ đưa ra các công cụ và quy trình đánh giá để hướng dẫn đánh giá hiệu quả tác động của các dự án đối với hệ sinh thái, môi trường và con người. Dự án đang trong giai đoạn kết thúc và sắp được hoàn thiện nhờ sự nỗ lực không ngừng và cam kết mạnh mẽ của tất cả các bên liên quan.

XEM THÊM

Cơ sở hạ tầng bền vững: con đường dành cho Việt Nam


Dù không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của bất kỳ quốc gia nào nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng GTVT cũng có tác động không nhỏ đến môi trường. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Giao thông vận tải chiếm khoảng 64% lượng tiêu thụ xăng dầu toàn cầu, 27% năng lượng sử dụng và 23% khí thải carbon do tiêu dùng năng lượng trên thế giới.


Làm thế nào để ta có thể thay đổi theo hướng phát triển bền vững hơn cơ sở hạ tầng? Làm thế nào để cải thiện được tuổi thọ và dịch vụ của cơ sở hạ tầng về lâu dài mà không ảnh hưởng đến tốc độ thiết kế và thi công?

Không may là, không có một cơ chế chung nào được thiết lập để chia sẻ những kiến thức tích lũy được từ các góc tiếp cận khác nhau về giảm thiểu tác động môi trường xã hội giữa các cộng đồng hay giữa các chuyên ngành. Cũng không có một “khuôn mẫu mặc định” hay “khuôn mẫu tối ưu” chung để tuân theo. Điều rõ ràng duy nhất chính là con đường hướng tới cơ sở hạ tầng giao thông bền vững cần phải được xây dựng xoay quanh bốn yếu tố cơ bản: môi trường, nhân sinh, thể chế, và phát triển kinh tế. Nói cách khác, cơ sở hạ tầng giao thông cần thích nghi với biến đổi khí hậu, mang tính hòa nhập xã hội, thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ tiên tiến, được thúc đẩy và hỗ trợ bởi Chính phủ, linh hoạt và hiệu quả.

Không giống như nhiều ngành công nghiệp khác đang giảm dần lượng khí thải thông qua việc áp dụng các biện pháp có chủ ý, ngành giao thông vận tải toàn cầu đang tiếp tục được báo cáo là có mức tăng đáng báo động, tương đương 0.8% tấn carbon dioxide mỗi năm.

Do đó, ưu tiên hàng đầu của ngành giao thông vận tải là xây dựng các quy trình hỗ trợ ngành nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai. Việc cân bằng lợi ích của các dự án cơ sở hạ tầng lớn so với chi phí về môi trường và xã hội là vô cùng quan trọng và đòi hỏi phải có khung Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA) cụ thể nhằm đảm bảo việc xem xét và quản lý toàn diện các tác động môi trường trước, trong và sau thi công.

Trong khuôn khổ của Chương trình Aus4Transport và tuân thủ các quy định của Việt Nam, dự án ESIA sẽ đưa ra các quy trình và hướng dẫn cụ thể thông qua ba bộ Tiêu chuẩn ngành (TCCS). Các TCCS này hỗ trợ giai đoạn chuẩn bị và phê duyệt dự án đạt hiệu quả hơn, tối ưu hóa đầu tư và mang lại các lợi ích quan trọng về môi trường và xã hội cho Việt Nam.

Việc Tổng Cục Đường bộ Việt Nam (DRVN), Cục Đường sắt Việt Nam (VNRA) và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (VIWA) áp dụng các bộ TCCS này sẽ nâng cao năng lực quản lý của ngành trong việc phân tích, dự báo rủi ro môi trường một cách hiệu quả và chính xác, từ đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường và xã hội.


Về lâu dài, các bộ TCCS sẽ hỗ trợ các cán bộ kỹ thuật và chuyên gia tham gia các dự án phát triển giao thông vận tải tiếp cận với những kiến thức tiên tiến và áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất phù hợp với các quy định hiện hành liên quan của Việt Nam, thúc đẩy họ tiến hành đánh giác tác động môi trường và xã hội một cách toàn diện, có hệ thống và hiệu quả hơn. Đồng thời, cũng sẽ hỗ trợ lãnh đạo Bộ GTVT tiếp cận và sử dụng các kết quả đánh giá này để đưa ra các quyết định sáng suốt và nhất quán, bảo vệ quan điểm của mình với các cơ quan trung ương và các nhà đầu tư tư nhân.

TÌM HIỂU THÊM

"Khi nói đến GTVT, chúng ta thường chỉ nghĩ đến nam giới. Vì sao lại như vậy?"

Bà Cao Đoan Trang, cán bộ Bộ GTVT, chia sẻ về chủ đề Bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong ngành GTVT và trong xã hội Việt Nam.

CÁC SỰ KIỆN, DỰ ÁNDẤU MỐC QUAN TRỌNG SẮP TỚI

Aus4Transport luôn đẩy mạnh triển khai các hoạt động. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho một số hoạt động diễn ra trong vài tháng tới. Vui lòng theo dõi trang tin của chúng tôi hoặc đăng ký để nhận các thông tin cập nhật định kỳ.

HÃY ĐĂNG KÝ ĐỂ

TIẾP TỤC THEO DÕI THÔNG TIN

Vui lòng theo dõi các tin tức cập nhật của Aus4Transport. Chúng tôi sẽ định kỳ cập nhật thông tin của Chương trình về tiến độ, các sự kiện quan trọng và tin tức liên quan đến cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải ở Việt Nam.

Truy cập vào nền tảng trực tuyến của chúng tôi để đăng ký.

Hãy tiếp tục theo dõi thông tin!

ĐĂNG KÝ