Vì sao hoạt động xã hội toàn cầu nhằm Xóa bỏ Bạo hành đối với Phụ nữ lại quan trọng? Chương trình Aus4Transport đang làm gì để đóng góp cho hoạt động này?
Vi phạm nhân quyền lan rộng
Bạn có biết rằng cứ ba phụ nữ trên thế giới thì có một người sẽ trải qua một số hình thức bạo lực giới trong đời, chủ yếu từ chính bạn đời của mình? Con số thống kê này không chỉ có ý nghĩa, mà còn rất đáng lo ngại và kéo theo những tổn hại to lớn – về thể chất, tình cảm và kinh tế. Tại Việt Nam, theo một cuộc khảo sát toàn quốc năm 2019 về phụ nữ và trẻ em gái, gần 63%, tức là cứ hai trong ba phụ nữ đã từng kết hôn (hoặc trong một mối quan hệ cam kết) cho biết đã từng bị đàn ông bạo hành ở một số giai đoạn nhất định trong cuộc đời của họ – và hơn một phần ba trong 12 tháng đầu. Bạo hành đối với phụ nữ tiếp tục là một trong những hành vi vi phạm nhân quyền dai dẳng và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Mặc dù phụ nữ dễ bị tổn thương (gồm trẻ em gái, người già và người khuyết tật) có nhiều nguy cơ hơn, nhưng bạo hành xảy ra khắp mọi nơi đối với phụ nữ và trẻ em gái (VAWG), không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội, khả năng hoặc tình trạng khuyết tật.
Nhận thức được điều này, cùng với nỗ lực nâng cao nhận thức và chấm dứt bạo hành gia đình, ngày 25 tháng 11 đã được chọn là Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và ngày khởi động cho chuỗi 16 ngày hành động nhằm chấm dứt bạo lực giới mà đỉnh điểm là ngày 10 tháng 12, Ngày Nhân quyền Quốc tế. Bạn có thể hỏi, tại sao điều này lại quan trọng? Tại sao chúng ta cần một ngày quốc tế và một chiến dịch chính thức về hoạt động nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ? Liệu đây có phải là vấn đề gia đình và cá nhân mà không phải là vấn đề cộng đồng hay quốc tế? Và liệu vẫn chúng ta vẫn chưa có đủ các biện pháp phòng ngừa?
Câu trả lời khá đơn giản là: KHÔNG. Thực tế, cho dù với những nỗ lực không ngừng và nhận thức được nâng cao, tỷ lệ bạo lực giới đối với phụ nữ vẫn ở mức cao và các chi phí xã hội – về vật chất, tình cảm và kinh tế – là đáng kể. Hơn nữa, những gì chúng ta biết về mức độ của vấn đề này mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm – bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn chưa được báo cáo đầy đủ do sự trừng phạt, kỳ thị và cảm giác xấu hổ mà vấn đề này mang lại, đặc biệt là đối với các nạn nhân. Chỉ đến khi mọi phụ nữ được tin tưởng, mối quan tâm của họ được tôn trọng và những hành động thực sự được thực hiện để giải quyết bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng như để truy tố, trừng phạt thủ phạm, bạo lực giới vẫn sẽ tiếp tục là gánh nặng không chỉ với nạn nhân và gia đình họ mà với cả nền kinh tế. Chi phí của việc này, tính theo năng suất bị mất, ước tính khoảng 1,8% GDP vào năm 2018. Như ta đã biết, bạo lực đối với phụ nữ được báo cáo thấp hơn thực tế, có thể nói là chưa ước tính hết và chi phí thực tế cao hơn nhiều.
Để đối phó với đại dịch COVID-19, các chính phủ trên thế giới đã áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt và ở nhà, đã có nhiều báo cáo về gia tăng mức độ căng thẳng về kinh tế và xung đột tình cảm. Những yếu tố này cộng lại chỉ làm gia tăng bạo lực đối với phụ nữ, các đường dây trợ giúp và điểm trú ẩn khẩn cấp trên khắp thế giới đều báo cáo có sự gia tăng đáng kể các cuộc gọi yêu cầu dịch vụ.
Mối liên hệ nào giữa bạo lực cơ sở giới và giao thông vận tải?
Mặc dù mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng giao thông và bạo lực giới không hiển nhiên rõ ràng, nhưng thật không may là nó lại rất thực tế. Giao thông vận tải theo truyền thống là lĩnh vực do nam giới thống trị, cùng với sức nặng của định kiến văn hóa về giới và hoàn cảnh kinh tế – xã hội khá đa dạng giữa nam và nữ đã tạo ra môi trường rất dễ xảy ra bạo lực đối với phụ nữ.
Ví dụ, giai đoạn xây dựng một dự án giao thông cần một lực lượng lao động lớn, chủ yếu là nam giới. Nhiều người trong số đó tạm thời chuyển đến công trường từ các địa điểm khác trong cả nước và khu vực để làm việc trong thời gian xây dựng dự án. Dòng công nhân lưu động này, thường không có người đi kèm và có thu nhập khả dụng cao, có thể thay đổi động lực trong cộng đồng địa phương xung quanh dự án. Những động lực thay đổi mạnh mẽ này làm gia tăng nguy cơ quấy rối tình dục, bạo lực và các mối quan hệ bóc lột hoặc mua bán dâm trong cộng đồng xung quanh dự án. Phụ nữ địa phương gặp rủi ro, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, nơi nhận thức về quyền và quyền tự quyết của họ có thể còn hạn chế. Người lao động, đặc biệt là phụ nữ trong môi trường làm việc do nam giới thống trị không tránh khỏi những rủi ro này. Họ cũng có thể bị quấy rối tình dục, lạm dụng và phân biệt đối xử. Những thay đổi về tạo thu nhập và trách nhiệm trong hộ gia đình cũng có thể dẫn đến gia tăng căng thẳng trong gia đình và trong một số trường hợp là bạo lực.
Aus4Transport, quan hệ đối tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giữa Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được những rủi ro này và chúng tôi chủ động thực hiện các bước để có thể tránh, giảm thiểu và ứng phó chúng. Chương trình đã xây dựng hướng dẫn quản lý các tác động xã hội liên quan đến dòng lao động tạm thời của dự án cho các nhà thầu xây dựng trong các dự án trọng điểm, ví dụ Dự án tăng cường Kết nối khu vực Tây Nguyên (CHCIP). Chúng tôi đảm bảo rằng các hướng dẫn này hỗ trợ các đối tác trong giai đoạn xây dựng nhận thức và hiểu được những rủi ro này, đồng thời chúng tôi hỗ trợ họ xây dựng các chính sách và quy trình quản lý lao động phù hợp, bao gồm đào tạo nâng cao nhận thức về giới, không khoan nhượng đối với các hành động bóc lột, lạm dụng và quấy rối tình dục, đặc biệt là việc lập và vận hành lán trại công nhân tại công trường.
Những bước chủ động nhằm tránh, giảm thiểu và ứng phó với Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em gái trong khuôn khổ Aus4Transport
Hiểu được nguy cơ gia tăng lây truyền HIV và nạn buôn bán người đối với phụ nữ và trẻ em gái ở các cộng đồng vùng sâu vùng xa xung quanh khu vực công trường xây dựng đường, trong khuôn khổ Dự án Kết nối Giao thông các tỉnh Miền núi phía Bắc (NMPTCP), Aus4Transport đã thiết kế Chương trình Nâng cao Nhận thức về HIV / AIDS và nạn Buôn bán Người để nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và các nhóm đối tượng có nguy cơ như công nhân xây dựng, người bán dâm và nghiện chích ma túy tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc là Lai Châu, Yên Bái và Lào Cai. Chương trình nâng cao nhận thức này sẽ thực hiện trong ba năm, trong toàn bộ thời gian thi công, và mang lại lợi ích cho khoảng 68.000 người, chủ yếu là người dân tộc thiểu số địa phương.
Ngoài ra, Aus4Transport đã tiến hành các cuộc khảo sát xã hội được thiết kế đặc biệt nhằm hiểu rõ các nhu cầu vận tải khác nhau của nam và nữ, người già và trẻ, người khuyết tật ở cả khu vực Tây Nguyên và Miền núi phía Bắc để hiểu rõ hơn các mối quan tâm về an toàn và an ninh của các đối tượng sử dụng đường khác nhau, bao gồm cả phụ nữ, bổ sung cho thiết kế kỹ thuật nâng cấp đường hai dự án CHCIP và NMPTCP. Những hiểu biết về các đối tượng đặc biệt hữu ích nhằm đảm bảo vị trí an toàn của đèn chiếu sáng, trạm dừng xe buýt và khu vực đậu xe.
Ngoài ra, và để chuẩn bị cho việc nâng cấp các tuyến đường thủy nội địa chiến lược ở Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2022, chúng tôi đang xây dựng quy trình quản lý lao động để giảm thiểu nguy cơ quấy rối, lạm dụng và bóc lột tình dục trong khuôn khổ Dự án “Phát triển hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam”. Aus4Transport sẽ rà soát Luật lao động và thông lệ quốc tế tốt nhất về Giải quyết tình trạng Bóc lột và Quấy rối Tình dục trong các dự án đầu tư. Nhóm tư vấn sẽ tham vấn chính quyền địa phương, hội phụ nữ và cộng đồng địa phương để đưa ra các chính sách và thủ tục nhằm hướng dẫn và hỗ trợ quản lý hiệu quả các mối quan hệ giữa người lao động và cộng đồng địa phương, bao gồm cả quy tắc ứng xử và quản lý các khiếu nại về bạo lực giới.
Một hoạt động quan trọng khác mà Aus4Transport thực hiện nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là tổ chức đào tạo nhận thức về giới cho cán bộ của Bộ GTVT, như một phần của các hoạt động của dự án CHCIP và NMPCTP. Khóa đào tạo tập trung về giới bao gồm một mô-đun chi tiết về quản lý và giảm thiểu nguy cơ bạo lực tình dục và giới liên quan đến các dự án giao thông, dự kiến nhắm tới hơn 400 cán bộ của Bộ GTVT và các cơ quan liên quan khác.
Những hoạt động đề cập trên cho thấy cam kết mạnh mẽ của Aus4Transport trong việc đảm bảo các khía cạnh xã hội, và thường ít được nhìn nhận hơn (nhưng không kém phần quan trọng) trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông được giải quyết toàn diện trong tất cả các hoạt động của Chương trình. Vì vậy, việc sử dụng các chiến dịch như #OrangeTheWorld và # 16Days để nâng cao nhận thức về bạo lực đối với phụ nữ là rất quan trọng, việc triển khai các bước và hành động cụ thể mỗi ngày để giúp chấm dứt vấn đề ngày càng gia tăng và tốn kém này cũng quan trọng không kém, cho phép phụ nữ và trẻ em gái sống trong một thế giới mà họ được an toàn và có thể đóng góp cho xã hội với khả năng cao nhất của mình mà không phải sợ hãi.