Đảm bảo thịnh vượng: Hỗ trợ sự phát triển của ngành giao thông vận tải Việt Nam
Các dự án
Mục tiêu và các kết quả mong đợi của Chương trình Aus4Transport được thực hiện thông qua hai hoạt động hợp phần: Hợp phần A và Hợp phần B.
Hợp phần A
Hỗ trợ các dự án giao thông quốc gia
Hợp phần B
Khai mở cơ hội thông qua đổi mới
HỢP PHẦN A – Hỗ trợ các dự án giao thông quốc gia
Các dự án của Hợp phần A cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho việc chuẩn bị và thực hiện các Nghiên cứu Tiền khả thi, Nghiên cứu khả thi, Thiết kỹ kỹ thuật và lập hồ sơ mời thầu của các dự án được ưu tiên bởi Chính phủ Việt Nam.
Aus4Transport hỗ trợ các dự án lớn này bằng cách tài trợ một phần giai đoạn chuẩn bị, cung cấp tư vấn kỹ thuật và đảm bảo áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Một phần quan trọng trong đóng góp của Chương trình Aus4Transport chính là việc đảm bảo các khía cạnh xã hội và môi trường liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng giao thông được xem xét một cách toàn diện ngay từ giai đoạn thiết kế dự án.
Các dự án đang diễn ra ở Hợp phần A
-
Dự án kết nối Giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (NMPTCP), phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), có tổng mức đầu tư 245 triệu USD nhằm cải thiện kết nối giao thông các tỉnh nghèo vùng Tây Bắc Việt Nam.
Dự án sẽ nâng cấp hai quốc lộ và hai tỉnh lộ với tổng chiều dài khoảng 199 km, tăng cường năng lực kết nối các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái với hành lang kinh tế Tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Dự án HTKT này sẽ có tác động trực tiếp đến sinh kế của địa phương, mang đến các cơ hội mới trong lĩnh vực thương mại và cải thiện tiếp cận tới các cơ sở giáo dục và y tế.
-
CHCIP – Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên – Thiết kế kỹ thuật và hồ sơ mời thầu
Dự án Tăng cường Kết nối khu vực Tây Nguyên (CHCIP), hợp tác với Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có tổng mức đầu tư 154 triệu USD để nâng cấp 150 km Quốc lộ 19 (QL19), góp phần phát triển hệ thống Đường cao tốc Xuyên Á .
Mục tiêu Dự án là cải thiện kết nối với các nước láng giềng và tăng cường kết nối giao thông, vận tải hàng hóa từ khu vực Tây Nguyên đến các tỉnh duyên hải miền Trung. Aus4Transport đang cấp nguồn vốn tài trợ và trực tiếp hỗ trợ tư vấn Thiết kế Kỹ thuật, chuẩn bị hồ sơ mời thầu và các kế hoạch an toàn xã hội.
-
Là một phần của dự án “Phát triển hành lang đường thủy và logistic khu vực phía Nam (SWLC)” sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam nhằm nâng cấp các đoạn tuyến được chọn của hai hành lang đường thủy nội địa Đông- Tây và Bắc- Nam thuộc mạng lưới Đồng bằng sông Cửu Long, dự án HTKT này sẽ cập nhật Nghiên cứu khả thi (FS) và Tài liệu đánh giá tác động môi trường xã hội (ESAI), là những yêu cầu bắt buộc cho giai đoạn trước xây dựng. Dự án sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng của khu vực, đồng thời cải thiện kết nối giữa trung tâm kinh tế Cần Thơ và khu công nghiệp Đồng Nai với các cảng biển xuất nhập khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.
HỢP PHẦN B – Khai mở cơ hội thông qua đổi mới
Các dự án Hợp phần B rất đa dạng và bao gồm các sáng kiến dẫn đến thay đổi chính sách, cập nhật các hướng dẫn và thực hành cũng như thử nghiệm các khái niệm mới. Phần lớn các dự án hướng tới mục đích cải thiện chu trình quản lý dự án, lồng ghép khái niệm và thực hành hòa nhập xã hội v.v…Các dự án nhìn chung nhằm giải quyết các nút thắt trong phát triển và cấp vốn dự án.
Các dự án này có một phần quan trọng là nâng cao năng lực, và thường tập trung vào việc nâng cao kiến thức và kỹ năng cụ thể của cán bộ Bộ GTVT về các chủ đề như đáp ứng giới, khuyết tật và hòa nhập xã hội, các biện pháp tự vệ và bảo vệ môi trường.
Các dự án đang diễn ra của Hợp phần B
-
Thiết kế Chương trình kiểm soát tải trọng (ALCPD) là dự án HTKT bổ sung cho Thiết kế kỹ thuật cũng đang được Chương trình Aus4Transport tài trợ trong Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc (NMPTCP).
HTKT này tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan đến quá tải phương tiện khu vực thực hiện Dự án thông qua các biện pháp cụ thể về kiểm soát tải trọng phương tiện so với tải trọng cho phép tối đa của mặt đường.
Dự án sẽ hỗ trợ nhận biết và giảm thiểu các tác động tiêu cực do quá tải phương tiện gây ra như làm xuống cấp, hư hỏng mặt đường và cầu, tăng cường an toàn giao thông và trên hết là góp phần thúc đẩy phát kinh tế, xã hội văn hóa và môi trường khu vực.
-
Dự án HTKT này nhằm giới thiệu khái niệm thiết kế phổ quát, chuyển hướng quan tâm và hỗ trợ các cơ quan quản lý GTVT địa phương lập kế hoạch và thiết kế cơ sở hạ tầng giao thông dễ tiếp cận.
Thông qua đào tạo cùng các hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính, Dự án sẽ giúp các đơn vị quản lý GTVT và các chuyên gia hiểu rõ hơn cơ sở pháp lý và quy định của Việt Nam, những công nghệ mới trợ giúp khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người. Nó cũng sẽ hỗ trợ cán bộ địa phương và các tổ chức xã hội áp dụng thực tế các tiêu chuẩn này trong các dự án giao thông công cộng trên khắp Việt Nam.
-
Dự án HTKT này hỗ trợ soạn thảo ác bộ TCCS cung cấp những hướng dẫn cụ thể để Bộ GTVT có thể phân tích chính xác và dự báo các rủi ro về môi trường và xã hội trong các dự án giao thông, từ đó đưa ra các thiết kế và biện pháp hiệu quả bảo vệ môi trường và xã hội.
Các quy trình cụ thể này sẽ giúp quá trình chuẩn bị và phê duyệt dự án đạt hiệu quả cao hơn, tối đa hóa đầu tư và mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cho Việt Nam. Các bộ TCCS này sẽ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam (DRVN), Tổng cục Đường sắt Việt Nam (VNRA) và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (VIWA) công bố và áp dụng.
-
Dự án HTKT này nhằm xây dựng năng lực cho các chuyên gia trong ngành GTVT trong việc lồng ghép các nội dung về bình đằng giới và hòa nhập xã hội (GESI) khi chuẩn bị, thiết kế và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng giao thông. Aus4Transport đang làm việc trực tiếp với Trường Cán bộ quản lý GTVT (ITM) để nâng cao nhận thức, tăng cường kỹ năng và xây dựng động lực cho cán bộ Bộ GTVT giải quyết các vấn đề GESI phù hợp với Kế hoạch hành động giới do Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam xây dựng.
Thông qua một loạt các khóa đào tạo, Dự án HTKT này sẽ đào tạo khoảng 400 học viên và quan trọng nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và tích hợp các mô-đun đào tạo vào chương trình đào tạo thường xuyên của Trường Cán bộ quản lý GTVT.
-
Thông qua dự án HTKT này, Chương trình Aus4Transport sẽ phát triển hệ thống thông tin quản lý tích hợp (MIS) thu thập dữ liệu kỹ thuật từ hơn 17.000 km sông và tuyến luồng đang khai thác giao thông đường thủy nội địa của Việt Nam.
Hệ thống thông tin quản lý được hợp nhất và nâng cấp này sẽ cho phép ra quyết định trên cơ sở dữ liệu, hỗ trợ hoạch định chiến lược phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vận hành và quản lý tài sản của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (VIWA), đảm bảo công tác bảo trì được toàn diện đầy đủ và thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa.
-
Là một hợp phần của Dự án Kết nối Giao thông các tỉnh Miền núi phía Bắc (NMPTCP), dự án HTKT này sẽ lập Kế hoạch trồng rừng thay thế (RAP) cho ba tỉnh bị ảnh hưởng, và một Chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về Bảo vệ rừng (PACOFP).
Kế hoạch trồng rừng thay thế nhằm giảm thiểu các tác động tiềm ẩn đối với rừng do triển khai thi công dự án, thông qua một kế hoạch bồi thường chi tiết các tài nguyên rừng bị tác động trong khu vực thực hiện dự án.
Chiến dịch PACOFP nhằm tuyên truyền tầm quan trọng của bảo vệ rừng và sự cần thiết phải giải quyết các tác động đến rừng trong các dự án cơ sở hạ tầng giao thông. Chiến dịch sẽ hướng tới đối tượng là chính quyền các tỉnh, nhà thầu xây dựng, cộng đồng địa phương và đặc biệt chú trọng tới đồng bào dân tộc thiểu số.
-
Là một phần của Dự án “Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc”, với mục tiêu xây dựng hệ thống đường bộ an toàn và cải thiện năng lực kết nối giữa các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam với hành lang kinh tế Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, dự án HTKT này sẽ chuẩn bị Kế hoạch giảm thiểu rủi ro về an toàn (SRMP) và thiết kế Chiến dịch nâng cao nhận thức an toàn đường bộ (RSAC).
Cả hai hoạt động đều nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro liên quan đến gia tăng mật độ giao thông và tốc độ lái xe sau khi các con đường được nâng cấp, sẽ được thực hiện trước và trong quá trình thi công Dự án. SRMP và RSAC sẽ tập trung vào các đối tượng công nhân xây dựng, người đi đường, cộng đồng địa phương và các doanh nghiệp, đặc biệt chú ý đến các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn dự án.
-
Dự án HTKT này sẽ phát triển cơ sở dữ liệu và nền tảng trực tuyến sẽ cho phép Bộ GTVT dễ dàng thu thập và quản lý tất cả các thông tin liên quan về các dự án đầu tư GTVT của cả 5 chuyên ngành: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không.
Dữ liệu sẽ được số hóa và dễ dàng truy cập cho tất cả các Cục, Vụ tham mưu của Bộ và các Tổng Cục, Cục quản lý chuyên ngành, đảm bảo việc ra quyết định sáng suốt, tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện dự án và đánh giá sau dự án.
Video mới nhất
Làn sóng Covid-19 thứ 4: Những tác động và thách thức với Aus4Transport
Thông tin Dự án
Các Dự án của chúng tôi
- ALCP – Kiểm soát tải trọng
- ATS – Giao thông tiếp cận
- CHCIP – Kết nối khu vực Tây Nguyên
- ESIA – Môi trường – xã hội
- GESI – Bình đẳng giới
- IW-MIS – Hệ thống thông tin Đường thủy nội địa
- NMPTCP – Kết nối khu vực Tây Bắc
- RAP-PACOFP – Kế hoạch rồng rừng thay thế
- RSAC – An toàn đường bộ
- SWLCP – Đường thủy phía Nam
- TPMIS – Quản lý Dự án trực tuyến
Tin mới nhất
- Giải quyết các quan ngại về tác động môi trường- xã hội trong các dự án hạ tầng giao thông
- Trao đổi kinh nghiệm và bài học đúc kết giữa các bên đối tác trong Hội thảo kết thúc Thiết kế kỹ thuật và Hồ sơ mời thầu “Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên”
- Chuyến nghiên cứu khảo sát của Bộ GTVT tại Úc: Những trao đổi quý giá giúp vận hành hệ thống Giao thông Việt Nam tốt hơn
- Chiến dịch nâng cao nhận thức phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và nạn buôn bán người sẽ sớm triển khai tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Chia sẻ trang này
Theo dõi trang FB
Tìm bài viết theo chủ đề
Categories
- ALCP – Kiểm soát tải trọng (3)
- ATS – Giao thông tiếp cận (5)
- Bản tin 1 – 2021 (10)
- Bản tin 1 – 2022 (4)
- Bản tin 2 – 2021 (9)
- Bản tin 2-2022 (4)
- Bản tin 3 – 2021 (9)
- Bản tin 3 – 2022 (4)
- Bản tin 4 – 2021 (8)
- CHCIP – Tăng cường kết nối Tây Nguyên (8)
- ESIA – Đánh giá tác động Môi trường – Xã hội (6)
- GESI – Bình đẳng giới và lồng ghép xã hội (6)
- HHTAC – HIV và buôn bán người (3)
- IW-MIS – Hệ thống quản lý thông tin Đường thủy nội địa (5)
- Newsletter 1 – 2022 (4)
- Newsletter 2 – 2022 (4)
- Newsletter 3 – 2022 (4)
- Newsletter 4 – 2021 (8)
- NMPTCP – Kết nối giao thông miền núi phía Bắc (10)
- Quản trị dự án (19)
- RAP-PACOFP – Kế hoạch trồng rừng thay thế (4)
- RSAC – An toàn đường bộ (6)
- SWLC – Hàng lang đường thủy phía Nam (4)
- TPMIS – Hệ thống Quản lý thông tin Dự án GTVT (4)
- Vacancies VN (19)
- VNR-MIS (4)
Tin mới nhất
- Giải quyết các quan ngại về tác động môi trường- xã hội trong các dự án hạ tầng giao thông
- Trao đổi kinh nghiệm và bài học đúc kết giữa các bên đối tác trong Hội thảo kết thúc Thiết kế kỹ thuật và Hồ sơ mời thầu “Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên”
- Chuyến nghiên cứu khảo sát của Bộ GTVT tại Úc: Những trao đổi quý giá giúp vận hành hệ thống Giao thông Việt Nam tốt hơn
- Chiến dịch nâng cao nhận thức phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và nạn buôn bán người sẽ sớm triển khai tại các tỉnh miền núi phía Bắc